Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA CHO TRẺ TỐT NHẤT HIỆN NAY



Viêm da ở trẻ nhỏ
Ngoài ra còn có các loại khác như dung dịch đắp Jarish, nước thuốc tím 1/5000 (dùng cho thương tổn cấp tính, tiết dịch), thuốc ẩm da (urea 10%, petrolatum, kem chứa > 50% lactic acid, v…v… đối với vùng da khô), thuốc bong vẩy dung cho tổn thương da dày (mỡ Goudron, Ichthyol, Salicyle), FK 506 (Tacrolimus) 0,03-0,3 (rất tốt đối với viêm da dị ứng loại nặng nhưng hay gây kích ứng da, dãn mạch), Ascoycin (có tác dụng tương tự FK 506 nhưng ít độc).

Viêm da dị ứng theo điều trị thuốc toàn thân dùng kháng histamine tổng hợp. Kháng sinh hay dùng là Penincilin bán tổng hợp, thế hệ một của Cephalosporin, Erythromycin, Quinolones, Minocyline (thời gian dùng 10 – 14 ngày), corticoide (nhưng loại này vì có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng trong đợt bùng phát của bệnh mà nguyên nhân có thể biết rõ (ví dụ do dị nguyên tiếp xúc).

Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như thuốc điều hòa miễn dịch Interferon gamma, thymopentin, gamma globulin, cyclosporine. Riêng loại này có tác dụng phụ và đắt chỉ nên dùng với những bệnh nhân nặng. Ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát.

Phương pháp điều trị cổ điển khiến cho bệnh nhân khó chịu vì luôn phải bôi thuốc, khó khăn khi mặc quần áo. Có những loại thuốc khi bôi xong da đỏ rát. Điều quan trọng là người bệnh luôn phải gắn liền với thuốc. Ngừng thuốc, bệnh tái phát rất nhanh. Đặc biệt, chữa bệnh cổ điển gây thiếu thẩm mỹ, cản trở công việc sinh hoạt.

BÀI THUỐC QUÝ CHỮA BỆNH Á SỪNG

Các bài thuốc chữa bệnh á sừng hiệu quả


Như đã đề cập, việc chữa trị bệnh á sừng cho tới nay vẫn chưa xác định được loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể và thường áp dụng thuốc đông - tây y kết hợp nhằm khắc phục các triệu chứng của bệnh và hạn chế tình trạng bệnh phát triển. Trong tây y thường dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống là các loại kháng sinh có tác dụng loại bỏ lớp da bong tróc và chống nhiễm khuẩn điều trị tại chỗ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường không dùng để điều trị lâu dài do có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới da và sức khỏe. Ngược lại, các bài thuốc đông y có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng chữa bệnh hiệu quả và an toàn, dùng để áp dụng lâu dài mà không lo gây ra tác dụng phụ. Chính vì thế, xu hướng người bệnh tìm đến các bài thuốc rất phổ biến. 

Dưới đây là các bài thuốc đông y chữa bệnh á sừng đã được nghiên cứu, chế tạo bởi các bác sĩ tại trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là phương thuốc điều trị bệnh á sừng, viêm da cơ địa được coi là hiệu quả nhất hiện nay.

- Dạng thuốc ngâm

Thành phần: lá trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng.

Tác dụng: thuốc được dùng để ngâm chân có tác dụng sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.

- Thuốc bôi dạng nước

Thành phần: Tinh chất nhân sâm, tinh chất nghệ, tinh chất tầm bốp.

Tác dụng: dùng thuốc bôi có tác dụng làm lành vết thương, đi sâu vào lớp biểu bì tại vùng da bị á sừng để loại bỏ tận gốc bệnh á sừng, viêm da cơ địa từ bên trong, từ đó có thể giúp ngăn chặn bệnh tái phát.

- Thuốc bôi dạng cao

Thành Phần: Tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ…

Tác dụng: tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da, dưỡng da giúp da mịn màng khỏe mạnh như lúc chưa bị bệnh.

Đó là bộ 3 sản phẩm thuốc chữa bệnh á sừng hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Các bài thuốc đã được thí nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả cao và hiện đã được đưa vào áp dụng phổ biến tại các phòng khám da liễu và được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng.

CÁCH CHỮA Á SỪNG TỐT NHẤT HIỆN NAY

Về uống: Nên uống nước lá huyết dụ + đinh lăng. Tuy nhiên người nào huyết áp thấp thì cũng ko nên uống nhiều và không uống khi đói nhé.
Ngoài ra uống nhiều nước lọc, nước cam, chanh, sinh tố hoa quả tùy theo điều kiện.
Nên uống cả vitamin nữa, nhất là vitamin E, A, C.
Nếu có điều kiện thì nên uống thuốc Nam hoặc thuốc Bắc tiêu độc theo bài thuốc của các thầy cho. Thường là uống thuốc tiêu độc thì không bị béo đâu.
Về ăn: Khi bệnh nặng tránh ăn nhiều cua, ốc. Vì cua, ốc nhiều canxi và lạnh, làm cho bệnh nghiêm trọng thêm. Mọi người nên có thói quen ăn muối vừng. Làm nhạt thôi nhé. Ăn kèm muối vừng với các thức ăn khác. Rất ngon mà tốt cho sức khỏe.
Về xông:
Cách thứ nhất: 
Lấy viên gạch già, nung thật nóng trên bếp. Sau đó lấy ra khỏi bếp để vào cái chậu nhôm hoặc miếng sắt. Rồi lấy lá ngải cứu, lá già màu tía là tốt để lên trên đồng thời đổ nước tiểu (nếu có nước tiểu trẻ con thì tốt vì nó không... khai và nước tiểu trẻ con trong dân gian chữa khá nhiều bệnh, ko có thì lấy nước tiểu của mình) đổ lên trên lá ngải cứu và gạch, đổ từ từ cho hơi ngải cứu và nước tiểu bốc lên rồi hơ tay hoặc chân. Cẩn thận kẻo bỏng. Sau khi xông nên để tự khô, đừng rửa tay hoặc cứ để như thế bôi thuốc đi ngủ là tốt nhất. Cách này sẽ gây phiền phức cho người xung quanh vì có mùi nước tiểu. Nhưng theo mình là có hiệu quả. Kiên trì làm sẽ biến chuyển. 
Cách thứ hai: Nấu nước muối thật đậm đặc. Mức nước làm sao để ngâm tay hoặc chân. Còn muối cho vào đến khi nào muối không tan được nữa thì đạt yêu cầu. Đun sôi. Bắc xuống. Rồi hơ tay hoặc hơ chân. Hơi nóng bốc lên nghi ngút. Cẩn thận kẻo bỏng nhất là nhà có trẻ con. Xông đến khi nào nước còn ấm ấm thì cho chân hoặc tay vào ngâm. Nếu chân hoặc tay bị nứt thì xót lắm. Lúc đầu như có kim châm, dao cứa đấy. Nhưng cho vào một lúc thì hết. Đến khi nước nguội thì lấy khăn khô thấm lau tay, đừng rửa. Cứ để muối bám như thế ở trên tay. Cần thiết thì đi bao tay nilon vào. Ko nên buộc chun nhé, sẽ gây khó chịu.
Các cách ngâm tay đơn giản hơn: Ngâm lá lốt, lá trầu không, lá kinh giới,... chỉ làm cho bở da chết, bớt ngứa rồi bôi thuốc chứ về hiệu quả thì đối với bệnh nặng không ăn thua.
Cách tẩy da chết: Với chỗ da cứng ta phải tìm cách tẩy nó đi chứ nếu cứ để thế nó sẽ kéo căng làm cho tay cứng đờ, cong queo và những vết nứt không thể nào liền lại. 
+ Cách tẩy là sau khi ngâm tay hoặc xông, khi mà tay vẫn còn ẩm thì bôi luôn lớp mỏng thuốc có tác dụng làm "bong vẩy, bạt sừng" vào chỗ da đóng dày. Trước đây bị nặng mình phải mua thuốc này, bây giờ nhẹ rồi, mình ko dùng nữa, thuốc quá hạn bỏ đi nên không nhớ tên. Thuốc này các bạn ra cổng viện Da liễu Trung ương, hỏi là có, giá không đắt lắm đâu. Chỉ cần hỏi thuốc làm "bong vẩy bạt sừng" là người bán biết ngay. Mọi người đừng tẩy da theo cách dùng kem mỹ phẩm tẩy da chết. Dùng kem mỹ phẩm lại làm cho bệnh nặng thêm đấy. 
Sau khi bôi thuốc bong vẩy bạt sừng thì khoảng vài tiếng sau, lớp da cứng sẽ bong ra. Hoặc là mọi người lại ngâm nước muối âm ấm mà kỳ nó ra hoặc là dùng cái bấm móng tay có lưỡi sắc, mỏng, nhẹ nhàng cậy lớp da chết bị bong đó đi, có khi kéo được cả một mảng. Mình đã có lúc rất thích thú với công việc này. Nhưng phải cẩn thận kẻo kéo cả những lớp da non sẽ gây đau. 
+ Nếu tay bị nứt, khó lành vì phần da cứng ở xung quanh vết nứt đóng lại, kéo vết thương hở ra. Các mẹ bôi thuốc bong vẩy bạt sừng vào, rồi quấn cái băng eugo vào, để khoảng một vài tiếng mở ra. Lấy bấm móng tay, lựa mà cắt, kéo nó ra. Lúc này cái phần bờ cứng ấy mềm rồi, ko đau đâu. Có những vết thương to, phải làm mấy lần nó mới liền.